Search

Anh chỉ là thằng Coder!

Blog của một Fresher developer.

Trí tuệ nhân tạo làm được những gì?

Nhiều giám đốc hỏi tôi: “Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm gì??”. Họ muốn xem AI ảnh hưởng gì đến những thứ họ đang làm và làm sao để dùng AI giúp cho chính công ty họ phát triển. Dù AI đã thay đổi rất nhiều thứ từ web search, quảng cáo, thương mại điện tử, tài chính, logistic, truyền thông… nhưng rất nhiều ông đang ảo tưởng về nó. Truyền thông đang thổi phồng rất nhiều về sức mạnh của AI. Với tư cách là sáng lập của Google Brain, từng quản lí Stanford Artificial Intelligence Lab, và giờ là kĩ sư trưởng bộ phận AI của Baidu với hơn 1200 người; đã từng phát triển rất nhiều dự án AI, tạo ra cả đống sản phẩm được dùng bởi cả triệu người tôi xin tuyên bố: “AI sẽ thay đổi rất nhiều ngành công nghiệp, nhưng nó ko có phép thuật như mấy ông nghĩ”. Ko tin à? Đọc phần sau sẽ rõ 😀

Nói chung là các hệ thống AI hiện giờ thường hay sử dụng 1 kiểu là cho nó 1 ít dữ liệu (A) rồi nó sẽ cho bạn kết quả (B).

w161026_ng_whatmachinev2-1024x482

Kĩ thuật để xây dựng hệ thống kiểu  A->B người ta gọi là “Học có giám sát” (supervised learning). Nói chung kiểu A->B này còn rất ngu chứ ko như trong mấy phim Hollywood (so với con người thì ko có tuổi :v). Mấy hệ thống kiểu này phát triển rất nhanh và cái tốt nhất bây giờ là “Học sâu” (deep learning). Nó mô phỏng gần gần giống não người (chắc ai đọc báo cũng biết :v). Tùy vào từng trường hợp thì có các loại hệ thống cho kết quả tốt hơn nhưng mà nói chung để mà được như trên phim thì còn khá là dài 😐

Cái kiểu “Học có giám sát” (supervised learning) A->B này có 1 điểm yếu là nó cần rất nhiều dữ liệu, nói cách khác để nó thông minh thì bạn cần rất nhiều dữ liệu để dạy (train) cho nó (độ tiếp thu hơi kém :v). Mà dữ liệu để dạy cho nó thì cần cả A lẫn B và yêu cầu phải xử lí để cho nó chuẩn. Ví dụ là để tự nhận diện được người mà tag vào như Facebook thì bạn cần phải đưa cho hệ thống rất nhiều bức ảnh và chỉ cho nó từng bức ảnh là ai. Rồi thì xây dựng 1 hệ thống nhận diện giọng nói của bạn rồi chuyển sang chữ thì bạn cần cả đống file audio và bản dịch ra chữ của file audio đó.

Thế cuối cùng cái A->B nó làm đc cái gì??? Nói chung là có 1 quy luật thế này: “Nếu 1 người có thể làm 1 việc trí óc trong khoảng 1 giây suy nghĩ thì gần như AI cũng có thể làm đc bây giờ hoặc chí ít là trong tương lai gần”.

Con người có thể làm nhiều thứ ý nghĩa trong khoảng 1 giây kiểu như xem màn hình camera xem có ai khả nghi, quyết định xem là ô tô có đâm phải người đi bộ ko, hay là xóa 1 status vi phạm thuần phong mỹ tục, chống phá Đảng và Nhà nước :v Mấy công việc đấy thì có thể cho AI tự động làm được. Tuy nhiên mấy ứng dụng này ứng dụng vào khá nhiều lĩnh vực rộng nên quan trọng là người ta phải tìm ra sự liên kết với lĩnh vực kinh doanh của mình.

Sau khi đã hiểu được AI có thể làm gì, tiếp theo ta cần phải biết làm sao để ứng dụng nó vào lĩnh vực của mình, giá trị của các hệ thống AI nằm ở đâu và chỗ nào phân biệt hệ thống này với hệ thống khác, cái gì quyết định sự thành công của chúng. Cộng đồng AI rất mở, bạn có thể thấy các nghiên cứu hàng đầu luôn đc công bố, các ý tưởng, source code luôn được chia sẻ. Nhưng trong thế giới mã nguồn mở ấy, có những thứ khá khan hiếm.

  • Dữ liệu (Data). Giữa các team AI hàng đầu, họ có thể dễ dàng sao chép lại các hệ thống của nhau. Nhưng điều khó nhất là làm sao để lấy được dữ liệu của nhau. Hệ thống cần các dữ liệu để học! Do đó sự khác biệt chính ở dữ liệu.
  • Nhân lực. Nếu chỉ đơn giản áp dụng open-source trên mạng vào cho dữ liệu của bạn, hệ thống AI sẽ không thông minh được 🙂 Chúng cần tinh chỉnh cho lĩnh vực mà bạn áp dụng vào, và cho chính dữ liệu của bạn. Chính vì thế mà hiện nay các công ty đang tranh giành nhau những tài năng trong lĩnh vực này.

Sự phát triển của AI sẽ ảnh hưởng đến nhân loại cả về mặt tốt và mặt xấu. Chúng ta có thể trông đợi từ AI một cuộc trò truyện hay an ủi lúc mình buồn… Nhưng thứ gây ra ảnh hưởng xấu nhất chính là sự thay thế của nó với con người trong các công việc. Rất nhiều công việc có thể được tự động làm bởi AI, và rất nhiều người cũng sẽ mất việc. Những nhà lãnh đạo cần đảm bảo cuộc sống của mọi người đều có cơ hội phát triển khi AI xuất hiện. Hiểu được AI có thể làm những gì và nó ứng dụng được gì cho những thứ ta đang làm chính là sự khởi đầu cho quá trình xây dựng thế giới tốt đẹp.


Nguồn: https://hbr.org/2016/11/what-artificial-intelligence-can-and-cant-do-right-now

Tác giả : Andrew Ng

Đôi điều về tác giả: Andrew Ng là một chuyên gia trong lĩnh vực AI. Hiện tại ông là kiến trúc sư trưởng tại Baidu, đồng chủ tịch và sáng lập trang web Coursera, giáo sư tại đại học Stanford.

Bài viết đầu tiên!

Bây giờ là 1h ngày 02/01/2016. Blog này được tạo vào 11h50 PM ngày 01/01/2016. Sau 1h vất vả tìm tòi, cuối cùng mình cũng tạm nắm được cách sử dụng cái blog này @@

Mình là ai?

Mình là một sinh viên năm 3 ngành CNTT. Như phần lớn những sinh viên khác (hoặc có thể là mỗi mình thế :”> ), mình vẫn đang mù mờ về con đường phía trước, không biết học gì, phát triển theo hướng nào, web hay app, C# hay Java, PHP hay Ruby -_- Mình có tự nhận là 1 fresher, bởi vì đúng như nghĩa của nó, mình giờ đang chả biết gì :)) Kiến thức học trong trường – chưa thấy áp dụng được gì, còn những thứ mình tự học được – vẫn chưa đủ để làm được cái gì hay ho.

Tại sao lại lập ra cái vớ vẩn này?

Mình vốn không có sở thích viết lách, nhưng ý định lập ra blog này được nảy sinh ngay khi mình đọc bài viết Ngồi xuống và viết blog đi nào! cùng những bài viết trong blog ấy. Từ những bài viết về kiến thức IT, đến những chuyện về cuộc sống nghề nghiệp, thực sự đọc rất cuốn hút. Và ngay sau đó, vài ngày sau, mình bắt tay vào tạo nên 1 blog cho riêng mình.

Blog này sẽ là nơi mình chia sẻ những kiến thức mà mình học được (để cho đỡ quên :v ), và nâng cao khả năng diễn đạt (từ khi vào đại học, mình thấy càng ngày khả năng diễn đạt càng thui chột đi, khả năng tán gái cũng từ đó mà giảm dần 😦 ) Bên cạnh đó là nơi giao lưu với những người bạn trong giới lập trình 🙂

Xin chào 2016! Chào thế giới Blog! 

 

Ok, vậy là có bài để xem thử cái blog nó thế nào rồi :))

Blog at WordPress.com.

Up ↑